1. Sideway là gì?
Sideway là thuật ngữ dùng để diễn tả trạng thái thị trường đi ngang và hầu như không có biến động rõ ràng trong một thời gian dài. Giá sẽ dịch chuyển trong vùng giới hạn được tạo bởi 2 đường kháng cự và hỗ trợ mà không thể phá vỡ được.
Khác với xu hướng uptrend và downtrend, thị trường sẽ thiên về một bên mua hoặc bên bán. Nhưng với sideway, phe mua và phe bán dường như cân bằng. Cả 2 bên đều đang do dự nên cần một khoảng thời gian tích luỹ trước khi thị trường tiếp tục xu hướng ban đầu hoặc đảo chiều.
2. Tại sao lại có hiện tượng Sideway?
Sideway xuất hiện khá thường xuyên và phổ biến. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc chỉ ra một số lý do khiến thị trường có đến 70% là sideway:
Những ngày lễ lớn: Trong những dịp như giáng sinh, ngày tết, nhà đầu tư ít giao dịch hoặc không giao dịch nhiều, dẫn đến ít biến động trên thị trường và tạo thành trạng thái sideway.
Tin tức quan trọng: Thị trường đang chờ đợi những thông tin quan trọng như thông báo lãi suất từ ngân hàng trung ương. Trong thời gian này, nhà đầu tư cũng hạn chế giao dịch vì khó đoán được biến động của thị trường, góp phần tạo nên trạng thái sideway.
Giai đoạn sideway sau downtrend/uptrend: Sau giai đoạn giảm hoặc tăng dài hạn, thị trường thường đi vào giai đoạn sideway để nghỉ ngơi. Đây là thời điểm mà bên mua và bên bán tập trung củng cố lực lượng, nhà đầu tư xem xét lại thị trường và đạt sự ổn định tâm lý.
3. Sideway bắt đầu và kết thúc khi nào?
Để biết thị trường có đang đi ngang hay không, bạn cần quan sát biểu đồ và xác định số lần giá chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự sau đó bật ngược lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào vùng này để xác định khi nào sideway bắt đầu và kết thúc.
Sideway bắt đầu: Giai đoạn sideway thường xảy ra sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Đây là thời gian thị trường nghỉ ngơi sau một giai đoạn tăng trưởng hoặc sụt giảm mạnh. Sideway được xác nhận khi giá chạm vào mức kháng cự hoặc hỗ trợ ít nhất 4 lần mà không có dấu hiệu bứt phá.
Sideway kết thúc: Sau một thời gian dài bị giới hạn bởi vùng kháng cự và hỗ trợ, khi giá phá vỡ mức này, điều này cho thấy giai đoạn sideway sắp kết thúc. Sau khi sideway kết thúc, thị trường thường tiếp tục vào giai đoạn tăng giá hoặc giảm giá.
4. Cách xác định thị trường Sideway
Đây là cách đơn giản nhất được nhiều trader sử dụng để xác định xem giá có đang đi ngang hay không. Với cách này bạn chỉ cần sử dụng các công cụ vẽ các đường đi qua đáy, đỉnh cũ để xác định kháng cự và hỗ trợ. Nếu thấy giá nhiều lần chạm vào vùng kháng cự, hỗ trợ nhưng thất bại trong việc tạo đỉnh và đáy mới chứng tỏ thị trường đang sideway.
ADX là chỉ báo thuộc nhóm chỉ báo xu hướng và thường được trader sử dụng để xác định độ mạnh của xu hướng hiện tại. Nếu thấy ADX < 25 chứng tỏ xu hướng đang rất yếu và thị trường đang sideway. Chỉ số ADX càng thấp thì độ mạnh của xu hướng đó càng yếu.
RSI là chỉ số sức mạnh tương đối dùng để xác định sức mạnh xu hướng khá hiệu quả.
Nếu chỉ số RSI > 70 cho thấy thị trường đang quá mua, xu hướng đang tăng mạnh.
Nếu chỉ số RSI < 30, thị trường đang quá bán và giá đang giảm mạnh.
Nếu 40 < RSI < 60 cho thấy thị trường đang ở trạng thái sideway.
Như vậy, để xác định giai đoạn thị trường đi ngang trader chỉ cần cài đặt chỉ báo RSI trên biểu đồ và xác định sideway tại vùng RSI nằm trong ngưỡng từ 40-60.
Chỉ báo Bollinger Band gồm 3 dải băng giúp trader nhận định xu hướng di chuyển của giá. Nếu thấy 2 dải băng trên và dải băng dưới thu hẹp lại gần dải băng giữa chứng tỏ giá đang biến động rất thấp và thị trường cũng đang đi ngang.
Ngoài ra còn rất nhiều cách để xác định thị trường sideway khác như: sử dụng các đỉnh và đáy, đường MA, kênh giá và các đường xu hướng… Tuy nhiên, 4 phướng pháp xác định sideway ở trên là phổ biến nhất và được nhiều trader áp dụng.
5. Cách giao dịch khi thị trường Sideway
Khi thị trường đi ngang rất khó để trader có thể dự đoán hành động giá tiếp theo. Cho nên phần lớn sẽ lựa chọn đứng ngoài chờ đợi cơ hội giao dịch. Tuy nhiên, một phần nhỏ sẽ tận dụng sideway để giao dịch. Cách giao dịch như thế nào sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:
1. Bước 1: Xác định vùng sideway
Trader có thể sử dụng công cụ hỗ trợ – kháng cự hoặc các chỉ báo RSI, Bollinger Band, ADX để xác định thị trường sideway như chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Sau đó, nhìn vào biên độ dịch chuyển của giá hay khoảng cách giữa hỗ trợ và kháng cự xem có thích hợp để giao dịch hay không.
2. Bước 2: Tiến hành vào lệnh
Khi giao dịch trong vùng sideway, trader có thể vào được cả lệnh Buy và Sell. Cụ thể như sau:
Đối với lệnh Buy
Thực hiện lệnh mua khi thấy giá đi xuống chạm vùng hỗ trợ và chuẩn bị bật ngược trở lại:
Điểm vào lệnh: Đặt tại đường hỗ trợ hoặc chờ xuất hiện cây nến xanh xác nhận đảo chiều thì mới vào lệnh.
Cắt lỗ: Bên dưới vùng hỗ trợ vài pip. Số pip tùy thuộc vào chiến lược quản lý rủi ro và mức gồng lỗ của nhà đầu tư
Chốt lời: Chốt lời trong vùng kháng cự hoặc bên dưới vùng kháng cự
Đối với lệnh Sell
Đặt lệnh bán khi thấy giá di chuyển đến vùng kháng cự và có dấu hiệu đảo chiều đi xuống.
Điểm vào lệnh: Đặt tại đường kháng cự hoặc tại mức giá đóng cửa của cây nến đỏ xác nhận đảo chiều.
Cắt lỗ: Bên trên vùng kháng cự vài pip.
Chốt lời: Chốt lời trong vùng hỗ trợ hoặc bên trên vùng hỗ trợ vài pip
GMAIL: phoxanhdo1@gmail.com
HOTLINE: 0911.908.908